Cài đặt wordpress trên shared hosting thì đã có sẵn công 1 click chuột có ngay wordpress. Còn cài đặt WordPress trên máy chủ Centos VPS Vultr, chúng ta phải tự thao tác bằng các câu lệnh và thư mục.
Bạn cần chuẩn bị những gì?
Chúng ta cần chuẩn bị trước một VPS đã cài máy chủ CentOs 7.
Sau khi đã có tên miền và máy chủ Centos trên VPS Vultr, chúng ta sẽ tiến hành cài đặt WordPress qua các bước sau
Kết nối máy chủ Centos VPS Vultr bằng BitVise
Để kết nối với máy chủ Centos VPS Vultr, bạn cần lấy được địa chỉ IP và mật khẩu tài khoản root. Click vào link Manage VPS bạn vừa tạo.
Tiếp theo, chúng ta sẽ cài và sử dụng BitVise để đăng nhập vào VPS trên Windows. Bạn có thể tải phần mềm này tại đây.
Sau khi cài đặt xong, bạn mở Bitvise SSH Client ra, điền vào các mục :
- Host : Địa chỉ IP server Vultr của bạn mới thuê
- Username : root
- Port : 22
- Initial Method : none
Cuối cùng, nhấn Login. Nếu là lần đầu đăng nhập vào VPS, bạn sẽ được hỏi xác nhận thông tin đăng nhập một lần nữa. Chỉ cần nhấn nút Accept và Save.
Khi nó yêu cầu mật khẩu, bạn điền mật khẩu server của bạn vào, nó nằm ở vị trí tương tự như ảnh dưới đây (nhấn vào hình con mắt là nó hiện mật khẩu ra) :
Sau khi kết nối SSH đên máy chủ VPS Vultr thành công, bước tiếp theo chúng ta cần cài đặt VPSSIM lên máy chủ.
Cài đặt VPSSIM trên VPS Centos
Vpssim là một trong những script cài đặt VPS tôi ưa chuộng nhất hiện nay.
Vpssim rất thân thiện vơi người dùng, nhẹ, đầy đủ các tính năng cần có khi cài đặt VPS.
Vì thế, tôi sẽ hướng dẫn nên cài Vpssim sau khi đăng ký VPS.
Ngoài vpssim, hocvps cũng là script cài đặt VPS phổ biến khác. Nhưng thiếu hụt khá nhiều tính năng. Đặc biệt thiếu tính năng cần thiết là cài đặt chứng chỉ Let’s Encrypt. Cài đặt thủ công những tính năng này rất mất thời gian và khá vất vả với người mới.
Lệnh Cài đặt VPSSIM
Lưu ý là trước khi cài đặt VPSSIM, bạn nên chạy lệnh update toàn bộ phần core của CentOS lên bản mới nhất:
yum -y update
Nếu Script báo lỗi, bạn phải dùng lệnh sau để quay về tài khoản root, rồi chạy lệnh trên
sudo -s
Chạy các lệnh sau để cài đặt VPSSIM:
curl http://get.vpssim.com -o vpssim && sh vpssim
Trình cài đặt sẽ hỏi bạn chọn ngôn ngữ nào cho vpssim. Bạn cứ chọn tiếng Anh nhé.
Tiếp theo, bạn nhập vào cổng PhpMyAdmin. Cổng này nằm trong khoảng (100 – 65535).
- Nhập vào địa chỉ email của bạn:
- Nhập vào mật khẩu cho PhpMyAdmin và user root của MySQL (nhớ lưu lại mật khẩu vào file text)
- Chọn phiên bản Maria DB nhập 1 rồi Enter để chọn bản 10.3
Chọn 1 và nhấn enter như trong hình sau:
Vpssim muốn bạn confirm với thông tin bạn nhập. Chọn 1 rồi Enter để chấp thuận.
Sau một vài phút vpssim cài đặt thành công. Bạn có thể tìm thấy thông tin quan trọng ở /home/VPSSIM-manage-info.txt.
Lúc này kết nối với server bị ngắt. Ngay khi bạn kết nối lại, bạn có thể gõ vpssim rồi enter để mở menu chức năng của vppsim
Tiếp theo chúng ta sẽ bắt tay vào cài đặt WordPress.
Cài đặt WordPress trên CentOS 6/7 với VPSSIM
Cài đặt WordPress
Trong giao diện như hình trên (sau khi hoàn thành bước cài đặt VPSSIM), ban nhấn 1.
Chọn tiếp tùy chọn thứ 3 để cho vpssim tự động cài đặt WordPress. Lúc này vpssim hỏi bạn muốn cài đặt plugin cache nào. Tôi không thích plugin nào nên chọn 5:
Tiếp theo, bạn cần nhập 3 thông tin sau:
- Domain: tên miền của website, nhập không có www
- Username và mật khẩu cho tài khoản quản trị WordPress
- Email quản trị website
Sau khi vpssim cài đặt xong bạn sẽ nhìn thấy vị trí souce code của website, file cấu hình nginx cho website:
Cài đặt Let’s Encypt cho website
Để chạy WordPress trơn tru thì việc cài đặt SSL cho website gần như bắt buộc.
Chúng ta có thể sử dụng tính năng cài đặt chứng chỉ Let’s Encrypt cho website sử dụng vpssim để cài đặt chứng chỉ SSL miễn phí.
Bạn chỉ cần domain đã trỏ server VPS và không sử dụng dịch CloudFlare CDN.
Ở menu chức năng của vpssim chọn tùy chọn 24
Chọn 1 rồi Enter để cài đặt chứng chỉ:
Nhập vào tên miền cài đặt chứng chỉ SSL. Vpssim sẽ kiểm tra lại tên miền có thỏa mãn cài đặt chứng chỉ hay không. Nếu mọi thứ ok bạn gõ y để cài đặt chứng chỉ.
Sau khi cài đặt xong, bạn nên cài đặt và kích hoạt plugin Really Simple SSL trong WordPress.
Vì chứng chỉ Let’s Encrypt chỉ có thời hạn 30 ngày. Bạn chọn chức năng thứ 5 để kích hoạt gia hạn tự động.
Vậy là xong.
Tôi đã hướng dẫn cài đặt WordPress trên máy chủ Centos VPS Vultr với Script vpssim. Cũng như hướng dẫn cài đặt chứng chỉ SSL, website của bạn đã có chứng chỉ SSL màu xanh trên trình duyệt.