Bí kíp SEO onpage hiệu quả là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định đến thứ hạng hiển thị website trên các công cụ tìm kiếm. Webduynhi xin chia sẽ bí kíp seo onpage bằng cách sử dụng công cụ trên nền tảng WordPress.

Xem thêm:

Sau đây là các bước cần thiết:

Cài đặt SeoQuake

Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ kiểm tra Onpage nỗi tiếng như Semrush. Tuy nhiên SEO Quake vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu của các SEOer. Và là công cụ hữu ích hỗ trợ bạn kiểm tra các yếu tố chuẩn SEO đối với website của bạn.

Bạn mở trình duyệt và truy cập vào Google.com.vn tìm với từ khóa: SEO QUAKE. Click vào link và thêm vào trình duyệt.

Hướng dẫn kiểm tra Seoquake

Để sử dụng SEO Quake bạn cần khởi động lại trình duyệt. Sau đó truy cập vào 1 trang web bất kỳ để tiến hành kiểm tra và phân tích seo onpage:

1. Thẻ URL:

Là thẻ địa chỉ trên thanh địa chỉ của trình duyệt, một thẻ URL tối ưu tốt phải chứa các ký tự được tối ưu, ngắn gọn và thân thiện với các công cụ tìm kiếm.

2. Thẻ Title:

Thẻ title phải gắn và chứa từ khóa (thường có độ dài 70 ký tự), một trang web tốt phải cho bạn tự động thay đổi thẻ này theo ý muốn để có thể thay đổi từ khóa muốn SEO. Đảm bảo mỗi trang trong web có thẻ title khác nhau.

3. Thẻ Meta description:

Thẻ mô tả thông tin của trang, thẻ này dài từ 160 đến 300 ký tự. Nó phải được chứa từ khóa muốn SEO và phải cho phép thay đổi trong trang web vì mỗi trang phải có mô tả khác nhau.

4. Thẻ Meta Keywords:

Thẻ này trước kia là quan trọngng nhưng bây giờ không quan trọng lắm cho SEO , chỉ hỗ trợ SEO trên yahoo , Live… (Google không hỗ trợ).

5. Thẻ headings:

Là những thẻ nổi bật trên trang web của bạn, thiết kế web chuẩn SEO là phải có 1 thẻ H1 và từ 1 đến 3 thẻ H2 những thẻ này phải chứa từ khóa.

6. Thẻ Images:

Thẻ này có alt thẻ mô tả ảnh để hỗ trợ tìm kiếm ảnh.

7. Text/HTML ratio:

Là phần trăm số chữ trên trang web của bạn, những trang web có chứa nhiều chữ sẽ được đánh giá cao hơn.

8. Thẻ Frames / Flash:

Trang web SEO tốt phải không có thẻ Frames và Flash. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang.

9. Microformats:

Dữ liệu có cấu trúc trên trang web.

10. Schema.org:

Schema là đoạn mã code mà bạn đặt trên trang web của mình để giúp các công cụ tìm kiếm trả về kết quả có nhiều thông tin hơn cho người dùng.

11. The Open Graph:

Là một cách để làm cho trang web thành một đối tượng có các thuộc tính mà mạng xã hội đòi hỏi. Các thuộc tính này do ta thiết lập. Open Graph giúp bạn có thể like và share bài viết trên website lên các trang mạng xã hội.

12. Twitter Card:

Là cách bạn hiển thị thông tin lên Twitter một cách tự động thông qua các liên kết có trong website bao gồm hình ảnh, đoạn trích dẫn, tiêu đề, thông tin về sản phẩm, ứng dụng… mà không phải tự upload hình ảnh, viết text quá nhiều.thiet ke web chuan seo

13. AMP:

Là một cách để tạo trang web nhẹ và tải nhanh, đặc biệt trên thiết bị di động. Trình quản lý thẻ hỗ trợ vùng chứa AMP, tương tự như vùng chứa web chuẩn. Đối với thời đại smartphone, tối ưu cho thiết bị di động là điều cần thiết.

14. Meta viewport:

Là yếu tố giúp website hiển thị tốt trên thiết bị di động. Thiết lập chế độ xem cho phép kiểm soát chiều rộng của trang trên các thiết bị khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thiết kế web responsive nhé.

15. Robots.txt:

Là một dạng text đặc biệt giúp cho các webmaster linh hoạt hơn trong việc cho hay không cho bots của các công cụ tìm kiếm index một khu vực nào đó trong website của bạn.

16. XML Sitemaps:

Là một bản đồ của website, đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi .xml. Bạn sẽ khai báo cho công cụ tìm kiếm về các trang tồn tại trong trang web của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào, mức độ quan trọng của các bài viết trên trang.

17. Language:

Là thẻ khai báo ngôn ngữ của website bạn, thẻ này rất cần thiết để bộ máy tìm kiếm biết được ngôn ngữ và hướng người dùng vào website của bạn.

18. Doctype:

Là thẻ được sử dụng để xác định phiên bản của HTML mà một tài liệu đang sử dụng. Nó hướng tới việc khai báo kiểu tài liệu.

19. Encoding:

Là một thuật ngữ áp dụng đối với video và âm thanh (audio), được hiểu nôm na là “giải nén và mã hóa hình ảnh và âm thanh kỹ thuật số”.

20. Google™ Analytics:

Là công cụ phân tích website và thống kê số liệu website vô cùng hữu hiệu. Bạn có thể theo dõi các chỉ số của website cũng như hành vi người dùng.

21. Favicon:

Là một ảnh nhỏ hiển thị trước tiêu đề của trang web trên thanh tiêu đề của trình duyệt. Favicon cũng được hiển thị khi người dùng bookmark địa chỉ trang web của bạn.

Trên đây là những thông số cơ bản khi kiểm tra onpage bằng Seo Quake hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để phục vụ cho công việc của mình.

Hướng dẫn tối ưu SEO onpage

Sau khi kiểm tra xem website đã tối ưu SEO onpage tốt hay chưa. Chỉ cần xem qua các tiêu chí công cụ SEO Quake gợi ý. Giờ thì mình sẽ hướng dẫn các bạn tối ưu từng tiêu chí nhé.

Cài đặt Yoast SEO Premium

Để tối ưu các tiêu chí từ 1 đến 6 và 15, và 16, chúng ta không thể không sử dụng đến công cụ Yoast SEO Premium.

Mình chia sẽ lại công cụ trả phí này chỉ với 150k. Hoặc có thể đăng ký mua trọn bộ công cụ thiết kế website từ Webduynhi.

Đây là menu giới thiệu về các tính năng trên Yoast SEO Premium.

Courses

Tất nhiên để sản xuất ra công cụ Yoast SEO.

Yoast phải là những chuyên gia về SEO rồi.

Ở đây họ có giới thiệu những khóa học SEO online từ cơ bản đến nâng cao.

Tiếp theo mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng công cụ này như thế nào?

Hướng dẫn sử dụng Yoast SEO tối ưu On-Page

Giờ sẽ đến phần hay nhất, làm sao để tối ưu on page với Yoast SEO.

Làm thế nào để sử dụng công cụ này hiệu quả nhất.

Đây là kỹ thuật SEO mà mọi người sẽ phải làm quen và dùng thường ngày.

Làm thế nào để viết bài chuẩn SEO, nghe khá là mông lung và khó hiểu.

Nhưng Yoast SEO sẽ hỗ trợ và giúp công việc này trở nên đơn giản hơn.

Giao diện của yoast SEO premium bản 11.5

Khi tạo một bài viết, mới hãy kéo xuống dưới sẽ thấy phần giao diện yoast SEO.

Đây là giao diện của Yoast SEO Premium, mình khuyên các nên dùng bản premium này.

Vì sao ! thì đơn giản nó nhiều tính năng hữu ích hơn bản Free.

Ở đây có những trường mà bạn sẽ cần lưu ý ngay như:

  • Focus keyphrase ( trước gọi là forcus keyword): Đây là cụm từ khóa chính, bạn tối ưu cho bài viết (chọn như nào thì mời bạn xem: hướng dẫn nghiên cứu xác định từ khóa)
  • Snippet Preview: Đây sẽ là kết quả mô phỏng trên Google Search, hiển thị như nào (từ tiêu đề đến mô tả, nhớ chọn trên mobile hoặc pc ở dưới tùy theo mục đích)
  • Readability analysis: Một yếu tố rất quan trọng mà mọi người thường bỏ qua, hiểu đơn giản là khả năng dễ đoc của bài viết (bài viết tốt rồi những phải dễ đọc nữa nhé)
  • SEO analysis: Tất cả các yếu tố một bài viết chuẩn SEO sẽ được, Yoast SEO nhắc nhớ bạn ở đây.
  • + Add related keyphrase (trước là multi keyword): Giờ nó có cái tên mới là cụm từ khóa liên quan.

Tối ưu bài viết với Yoast SEO Premium

Mình sẽ lấy ví dụ, cũng như giải thích chi tiết từng thứ ở dưới cho các bạn.

  • Cụm từ khóa chính: mình chọn ở đây từ “tiếp thị liên kết với AccessTrade” (mục tiêu nhắm tới của mình là từ khóa có lượng search tương đối)
  • SEO title (phải có từ khóa chính): Hãy đặt sao cho thật lôi cuốn người nhìn (nhìn phát phải muốn bấm ngay, xem cách viết content bán hàng hiệu quả thu hút người đọc)
  • Slug: đường dẫn cũng phải có từ khóa chính
  • Meta description: tất nhiên là cũng phải có từ khóa chính và kèm theo các từ khóa liên quan (ở dưới mình sẽ nói về từ khóa liên quan).

Okie đến cái mà mình nói là quan trọng mà mọi người hay bỏ qua đây:

Khả năng dễ đọc

Làm thế nào để bài viết trở nên dễ đọc hơn ?

Có rất nhiều cách, và đây là những cách mình khuyên bạn:

  • Sử dụng font chữ dễ đọc: Arial, Roboto, Open Sans, Lato.. (Yoast SEO nó không chấm yếu tố này đâu)
  • Tạo khoảng trống quanh các đoạn văn: Yoast SEO khuyên chúng ta độ dài của một câu chỉ là 20 từ (hãy xuống dòng nhiều hơn để tạo khoảng trống)
  • Hãy chia bài với nhiều tiêu đề con: Bài viết nhiều ý là tốt, nhưng hãy để ý và chia chúng với các tiêu đề con (giống như mục lục)
  • Đoạn văn không quá dài: Có nghĩa là họ khuyên trong một đoạn văn bản không nên quá 300 từ

Bonus tip:

  • Ngoài chọn font chữ dễ nhìn, font-size cũng quan trọng (14-16px) có lẽ là hợp lý nhất.
  • Khoảng cách giữa các dòng: mình thường để khoảng cách giữa các dòng là 1.5->1.6em
  • Dùng bullet: Nếu bạn định liệt kê một cái gì đó, hãy thêm bullet.
  • Thêm bảng: mình hay dùng table để so sánh giữa các tính năng của plugin (dễ nhìn dễ so sánh hơn)
  • Chọn ảnh kích cỡ phù hợp với khung: Đừng chọn ảnh quá to, hoặc quá bé (hãy để ý kích cỡ phần body website)
  • Chọn ảnh jpg hay png ?: Với những hình ảnh đơn giản ít màu sắc hãy chọn png, ngược lại hãy chọn jpg

Phân tích SEO

Đây là các yếu tố “Chuẩn SEO” mà mọi người hay nhắc đến đây.

Ở dưới sẽ có một trường là “Keyphrase synonyms“. Nó là từ khóa đồng nghĩa.

Tiếp theo là kết quả phân tích mà Yoast SEO đưa ra.

Rất đơn giản bạn cần làm theo chỉ dẫn để được đèn xanh là okie.

Bonus tip: 

  • Google coi trọng sự tự nhiên (có link đến, thì cũng nên có link trỏ ra, hãy trỏ đến các site uy tín để cả dofollow)
  • Ngoài cụm từ khóa chính được phân bố đều trong bài viết ( hãy chèn thêm các các cụm từ khóa đồng nghĩa, từ khóa liên quan)
  • Hãy liên kết đến nội dung liên quan: cái này chắc mọi người cũng đều nắm rõ
  • Ngoài đặt thuộc tính alt cho ảnh, hãy đặt tên file có ý nghĩa đừng đặt kiểu: ảnh-1, ảnh-2
  • Độ dài nên cố gắng viết ít nhất 1800 từ cho bài viết quan trọng

Cụm từ khóa liên quan

Đây là từ khóa liên quan, nó khác với từ khóa đồng nghĩa

Như mình đã nói ở trên hãy thêm cả các cụm từ này vào trong bài viết.

Cả luôn trong phần meta description, title, alt text luôn càng tốt.

Sử dụng Genesis Theme Child

Để tối ưu các tiêu chí từ 7 đến 14, mình khuyên bạn nên sử dụng Genesis child theme. Trong số những theme chuyên dụng, mình đánh giá cao về bộ theme này để tối ưu SEO onpage chuẩn nhất. Dĩ nhiên, nếu bạn nào rành về code thì có thể sử dụng theme khác. Nhưng bài viết này, mình hướng dẫn chủ yếu dành cho những bạn không rành về code.

Mình đã có bài viết hướng dẫn khá chi tiết về bộ theme này. Mời bạn xem hướng dẫn cài đặt Genesis theme child.

Ngòai ra, bạn có thể tham khảo thêm về quyền quản trị website với google Webmaster.

Trong bài viết tiếp theo, Webduynhi sẽ hướng dẫn cách xây dựng ngách site kiếm tiền với tiếp thị liên kết.

Liên hệ với mình nều bạn có bất cứ thắc mắc nào?

Thiết kế website WebDuyNhi

Recent Posts

Top 6 cách kiếm tiền online dễ nhất 2024

Năm 2024, kinh tế thế giới được dự báo là sẽ có một số diễn…

9 tháng ago

20 ứng dụng kiếm tiền online uy tín không cần vốn cho học sinh, sinh viên, mẹ bỉm sữa

Hiện nay, mọi người không chỉ kiếm tiền bằng cách làm việc trực tiếp. Mà…

9 tháng ago

Tiếp thị liên kết là gì? Mô hình làm tiếp thị liên kết từ A – Z

Cùng với sự phát triển không ngừng của Internet thì nghề tiếp thị liên kết…

10 tháng ago

Những cách kiếm tiền online không cần vốn

Kiếm tiền online là một trong những xu hướng lên ngôi trong thời đại công…

11 tháng ago

Làm tiếp thị liên kết với Accesstrade

Hướng dẫn làm tiếp thị liên kết kiếm tiền với AccessTrade.

2 năm ago

Kích hoạt SSL cho website

Kích hoạt thành công chứng chỉ SSL, website hiển thị tích xanh trên trình duyệt…

2 năm ago

This website uses cookies.