Ở bài học trước, chúng ta đã học về cách cài Genesis Child Theme cho WordPress. Bài viết này này, Webduynhi sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình website cho wordpress tối ưu giao diện chuẩn SEO và pro hơn.
Hướng dẫn cấu hình Website cho WordPress tối ưu giao diện chuẩn SEO WEBDUYNHI.COM |
Chúng ta sẽ đi nhanh phần này với một vài bước cơ bản sau đây:
Xóa bài viết và các trang mặc định
Khi tạo xong website bằng WordPress, sẽ có một vài thứ được tạo ra mặc định, bạn cần xóa chúng đi bao gồm bài viết mặc định, trang mặc định và các bình luận mặc định.
Mục đích tạo ra chúng là để hướng dẫn bạn và kiểm tra xem website mặc định khi chưa thiết lập có gặp lỗi gì không.
Sau khi đăng nhập vào quản lý WordPress bạn vào phần Bài viết -> Chào thế giới và Trang->Trang mặc định để xóa bài viết và trang đó đi.
Thêm trang
1. Nhấn vào Page>Add New (Trang>Thêm Trang) trên sidebar của WordPress Dashboard.
2. Khi bạn nhấn Add New, bạn sẽ thấy trang màn hình cũng đơn giản như một trang Microsoft Word. Bạn đặt tên trang theo tiêu đề bài viết. Bạn có thể thêm văn bản, hình ảnh, và nhiều điều thú vị để thiết kế website của bản, lưu lại khi đã hoàn thành bằng cách nhấn Update (Cập nhật>Công bố..).
Thông thường, một website có rất nhiều trang được liên kết với nhau. Bạn là người mới, hãy thêm các trang với tiêu đề như:
- Trang Chủ,
- Giới Thiệu,
- Sản Phẩm,
- Dịch Vụ,
- Liên hệ,
- và 1 trang cho Blog…
Như vậy bạn tạo 6 trang. Nội dung của từng trang cũng đơn giản.
Nếu bạn nào cảm thấy viết nội dung cập nhật website quá khó, hãy liên hệ với webduynhi. Mình chia sẽ cách viết content hiệu quả. Bảo đảm rằng bạn sẽ không bao giờ sợ content là gì nữa.
Thêm trang vào menu
Nếu bạn muốn thấy tiêu đề trang của bạn xuất hiện trên thanh Menu, hãy theo các bước sau:
1. Click “Appearance” -> “Menus” (Giao diện> Menu) bên sidebar của WordPress Dashboard.
2. Tìm trang mà bạn đã tạo ở trên và thêm vào danh sách bằng cách nhấn và Checkbox. Nhấn “Add to Menu” (thêm vào menu).
Thêm trang Blog posts
Nếu bạn có một blog trên website, còn gọi là “Posts (bài viết)” thì bạn nên tạo nhiều danh mục khác nhau. Nhấn vào Post>Categories (bài viết>chuyên mục), nhập tên danh mục và nhấn vào Add new Category (Thêm chuyên mục):
Nếu bạn thích thêm danh mục nào đó vào Menu, bạn cũng có thể làm như thêm 1 trang vào menu trên đây.
Thay đổi Title và Tagline
Titles (tên website) sẽ giải thích với các cổ máy tìm kiếm như Google, Bing,… biết website của bạn nói về điều gì và họ sẽ đưa danh sách website của bạn sẽ được index hay không. Vì thế, bạn hãy chắc chắn là nghiên cứu từ khóa và nhắm mục tiêu với quý đọc giả của bạn hay chưa.
Bạn nên chọn một tittle riêng với mỗi trang. Ví dụ tiêu đề (tittle) trang chủ trên website của tôi là “Thiết kế website kiếm tiền với tiếp thị liên kết”.
Taglines (khẩu hiệu) được thêm vào sau tittle.
Để thay đổi tittle và tagline trên website, hãy nhấn vào “Settings -> General” (cài đặt>Tổng quan) và tìm đến mục dưới đây:
Tắt chức năng Comments dưới Posts & Pages
Một vài website thường không muốn khách viếng thăm website comment. Đơn giản, tắt chức năng này đi.
- Tại giao diện chỉnh sửa nội dung của pages & Post. Bạn nhấn vào “Tài liệu” phía trên góc phải màn hình.
- Ở mục “Thảo luận”, chọn “cho phép thảo luân” hoặc tắt.
Chỉnh sửa sidebar
Hầu hết các Theme WordPress đều có sidebar nằm bên phải. Dĩ nhiên, bạn có thể thêm, chỉnh sửa hay xóa bỏ một số thành phần không thích:
- Vào mục “Appearance (Giao diện) -> Widgets”.
- Bạn tìm và kéo thả để thêm các mục chọn vào sidebar. Giờ thì xóa bớt các thành phần không thích.
Có thêm widget “HTML box” để bạn chèn các quảng cáo vào sidebar bằng code HTML. Với những bạn mới bắt đầu, đừng lo lắng về điều này, chỉ cần kéo thả thành tố này vào sidebar, và xem kết quả.
Thiết lập cấu hình website cho WordPress ở trang chủ
Bạn hãy cài đặt Static Front Page, nếu không thì website của bạn trong có vẽ như một blog post. Điều này không bắt mắc cho lắm.
Static page là trang tỉnh (không thay đổi). Không như blog, những bài đăng mới sẽ hiển thì phía trên, và những bài đăng trước có thể trôi. Vì thế, cài đặt “static page” sẽ giúp bạn hiển thị nội dung trang chủ bắt mắc và chuyên nghiệp hơn.
- Vào mục “Settings -> Reading” (Cài đặt>Đọc)
- Chọn trang chủ ở mục “Front Page” và trang Blog ở “Posts page” (Trang bài viết).
Cài đặt đường dẫn tĩnh wordpress
Cài đặt đường dẫn tĩnh giúp cấu trúc đường dẫn của website thân thiện với các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc, lập chỉ mục, dễ nhớ và ngắn gọn,
Tất nhiên là đường dẫn nên chứa từ khóa chứ, đầu tiên ta nghĩ tới người dùng, người dùng có thể dễ dàng nhớ được thông tin đường dẫn dễ nhớ và liên quan mật thiết tới thông tin mà họ cần.
Vậy còn với các công cụ tìm kiếm? Các công cụ tìm kiếm cũng sẽ đánh giá một phần thông qua đường dẫn của website có liên quan tới từ khóa không.
Để cài đặt đường dẫn tĩnh trong wordpress, các bạn vào phần Settings>Permalinks (Cài đặt>Đường dẫn tĩnh). Phần cài đặt Permalinks sẽ có các loại đường dẫn tĩnh mà bạn cần chọn như hình dưới đây:
Ở đây các bạn có thể thấy website https://kt.webduynhi.com sử dụng loại: Tên bài : /%postname%/ vì loại này giúp bạn có đường dẫn ngắn nhất.
Các loại cấu trúc tuỳ chỉnh của WordPress
Bên trên các bạn có thể thấy website https://kt.webduynhi.com sử dụng loại %postname%. Nếu các bạn chưa hiểu ý nghĩa của nó có thể xem dưới đây:
- %author% – Tên tác giả của bài viết.
- %category% – Tên danh mục của bài viết.
- %postname% – Tên của bài viết.
- %post_id% – Số ID của bài viết .
- %second% – Giây đăng bài viết.
- %minute% – Phút đăng bài viết
- %hour% – Giờ đăng bài viết.
- %day% – Ngày đăng bài viết
- %monthnum% – Tháng đăng bài viết.
Cách cài đặt plugin wordpress
Plugin là gì?
Plugin là một thành phần mở rộng nhỏ được lập trình riêng dựa trên các API và những hàm mở có sẵn của WordPress để tạo thành một tính năng nào đó mà mặc định WordPress không có. Nói dễ hiểu hơn, plugin chính là một module bổ sung một chức năng nào đó mà bạn có thể cài vào WordPress.
Cài đặt plugin thế nào?
Để cài đặt một plugin nào đó, vào mục “Plugins -> Add New (Cài mới)” và đơn giản là tìm kiếm plugin để sử dụng.
Việc cài đặt một plugin rất dễ dàng, bạn thấy thích plugin nào, chỉ cần nhấn “Install” và activate là xong.
Để tiết kiệm thời gian của bạn, chúng tôi gom góp các plugin cần thiết mà một webmaster nào cũng sử dụng::
- #1 Contact form 7: Bạn sử dung plugin này để tạo form liên hệ với khách ghé thăm website của bạn.
- #2 Yoast SEO for WordPress: Plugin này giúp bạn hiệu chỉnh SEO với các thành phần như: title, meta descriptions, …
- #3 Google Analytics: theo dõi các lượt view từ các nguồn khác nhau đến website của bạn. Chỉ cần cài đặt Plugin, kết nối với google mail là xong.
Giờ thì Chúc mừng bạn – bạn đã sẵn sàng mọi thứ!
Lời kết
Nếu các bạn theo tuần tự các bước trên đây để cấu hình website cho WordPress, thì chúng tôi nghĩ rằng, bạn có đủ mọi chức năng để bắt đầu tạo web bằng wordpress rồi.
Cuối cùng,… nhưng vẫn chưa hết, hãy tiếp tục xây dựng nội dung và cải thiện website của bạn mỗi ngày.
Như chúng tôi đã nói, Thiết kế web bằng WordPress cần hiểu biết nhiều kỹ năng. Do đó, nếu bạn thực sự muốn làm chủ WordPress, hãy xem thêm các hướng dẫn của chúng tôi tại website này nhé. Chúng tôi sẽ cập nhật thường xuyên.
… Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ.
Bài học tiếp theo: Chỉnh sửa nội dung website wordpress